Đến Bình Định nhớ ghé thăm 3 tháp Chăm nổi tiếng.
Tháp Chăm Bình Định nằm trong nhóm đỉnh cao kiến trúc Chăm Pa, với những công trình nổi bật như Tháp Bánh Ít, Tháp Đôi, Cụm Tháp cổ Dương Long.
Tháp Bánh Ít
Mảnh đất Quy Nhơn, Bình Định Champa sở hữu bộ sưu tập đồ sộ những ngọn tháp Chăm có tính nghệ thuật và kiến trúc, điêu khắc đẹp bậc nhất Việt Nam. Tháp Bánh Ít nằm trong số những công trình đẹp và còn nguyên vẹn nhất.
Tháp Bánh Ít còn có tên gọi là tháp Bạc được xây dựng cuối thế kỷ XI, hiện nằm tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước. Cụm tháp cổ bao gồm 4 toà tháp.
Tháp Chăm chính cao khoảng 20m, riêng phần cổng đi vào nhô ra bên ngoài thêm 2 m, được trang trí khá công phu. Dù nằm trong cùng một quần thể những mỗi tòa tháp lại được xây dựng với kích thước và phong cách khác nhau.
Bên cạnh tháp chính là tháp nhỏ hình yên ngựa cao khoảng 20 m. Tháp nhỏ nhất trong quần thể nằm cách tháp chính khoảng 30m, được xây ở địa thể thấp hơn và chỉ cao khoảng 10 m. Tháp được trang trí khá đơn giản, vòm cổng có hình tựa như mũi lao đang hướng thẳng lên trời.
Tháp Đôi
Tháp Đôi hay còn có tên gọi khác là tháp Hưng Thạnh tọa lạc tại góc đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn. Công trình là một trong 8 cụm Tháp Chăm còn lại trên đất Bình Định ngày nay. Quần thể gồm hai tòa tháp, tháp lớn cao khoảng 20m, tháp nhỏ cao 18 m nằm liền kề nhau.
Cả hai tháp đều được cấu trúc thành ba phần chính: Chân tháp là khối đá hoặc gạch xếp chồng vững chãi; thân tháp khối vuông và đỉnh tháp là mặt cong được tạo thành bởi gạch nung xếp khít chặt.
Phong cách kiến trúc của hai tòa Tháp Đôi pha lẫn thêm dáng vẻ của những đền thờ Khmer thời Angkor Vat, thể hiện thông qua những hình chim thần Garuda bằng đá với hai tay đưa cao, trang trí các góc tháp.
Cụm tháp chăm cổ Dương Long
Dương Long là một quần thể ba ngọn tháp nằm gần nhau, dóng thẳng hàng theo trục Bắc – Nam, các cửa chính đều quay về hướng Đông. Tháp giữa cao 42 m, hai tháp bên cao 38m. Ảnh: Nguyễn Phước Hoài
Tháp Dương Long được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, thuộc huyện Tây Sơn, cách Quy Nhơn 50 km. Cụm tháp ở đây đều có chung một nét thiết kế được chia thành ba phần rõ rệt là: đế, thân và mái tháp. Phần đế được xây khá cao, vững trãi, xung quanh thân tháp được trang trí rất nhiều những hoa văn đặc trưng của người Chăm. Ảnh: TranNhatDuat
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tháp Dương Long mang nhiều đặc trưng kiến trúc Chăm Pa nhưng đã chịu ảnh hưởng đậm nét nghệ thuật Kh’mer. Tháp được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1980. Hiện nay tháp nằm trên địa phận hai thôn Vân Tường, xã Bình Hòa và thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, Bình Định.
Quý khách có dịp đến Du Lịch Bình Định ngoài tìm hiểu các công trình kiến trúc Chăm Pa bạn sẽ đến với những địa danh : Cù Lao Xanh, Kỳ Co, Eo Gió…
Quý khách liên hệ: Thông tin tư vấn Du Lịch Việt Nam
===========
☎️ 0868997237 – 0908898475
🌍 http://dulichvietnam.pro.vn
🌍 http://vietpromotion.vn
#Vietpromotion – Thêm Niềm Vui Sống